Khi người nông dân thời đô thị hóa có tâm huyết
Câu chuyện về người nông dân có tâm huyết với chính mãnh vườn, ao cá…của mình để giải quyết bài toán kinh tế tại phường Vĩnh Phú mà chúng tôi có dịp trò chuyện quả thật thú vị. Anh là Huỳnh Văn Mười, tại tổ 19, khu phố Đông với khá nhiều chuyện tình tiết thú vị đáng chia sẻ để chúng ta cùng học tập…
Anh Huỳnh Văn Mười, sinh năm 1971 tại khu phố Đông, phường Vĩnh Phú. Hiện anh là chi hội phó chi hội nông dân của khu phố. Thế nhưng ban đầu anh là một quản đốc của công ty giấy Vĩnh Phú. Sau khi công ty chuyển về Tân Uyên, do xa nhà, không có điều kiện chăm lo cho gia đình nên anh đã nghỉ công ty. Anh nghĩ với khoảng tiền thôi việc gần 100 triệu đồng vừa có thể giúp con cái ăn học, vừa có vốn để làm một người nông dân tại nhà. Nghề nào cũng vậy, có quyết tâm thì nghề sẽ không bao giờ phụ.
Ảnh: Anh Huỳnh Văn Mười chăm sóc đàn gà hơn 200 con đang phát triển tốt nhờ vào kỹ thuật kháng bệnh bằng tỏi.
Như vậy để giải quyết bài toán kinh tế cho gia đình, vợ chồng anh bắt đầu trồng hoa màu, nuôi cá, nuôi gà…Ngoài sự cần cù của vợ chồng thì anh bắt đầu mài mò tìm kiếm thông tin để những gì mình làm có thể áp dụng kỹ thuật cho có hiệu quả. Với đậu bắp xoang vòng 3 dòng chừng 100m, mỗi ngày anh cũng thu hoạch từ 80 đến 100 ngàn đồng. Lấy công làm lời cũng có thể có được tiền chợ mỗi ngày.
Muốn có cái để dành, anh nghĩ đến chuyện nuôi gà thả vườn. Nghĩ là làm, vợ chồng anh cũng đã thử nghiệm nhưng ban đầu chưa có kỹ thuật hao hụt cũng nhiều. Rút kinh nghiệm, anh Mười nắm thông tin từ những người nuôi gà đá là để gà khán được bệnh tốt thì mua tỏi về ngâm rượu cho gà uống. Nhưng anh nghĩ, mình nuôi nhiều làm như vậy lấy gì có lời. Cho nên anh thử nghiệm trộn tỏi cho gà ăn trực tiếp hẳn sẽ khán được bệnh cho gà thả vườn. Và bắt đầu thử nghiệm khi còn gà còn nhỏ, anh đã lột vỏ tỏi, bâm nhuyển trộn với thức cám cho gà ăn. Vậy mà có hiệu quả, gà khán được bệnh rất tốt. Gà lớn thêm một chút thi anh bỏ luôn tỏi sống vào cho ăn không cần lột vỏ nữa. Thử nghiệm cho gà ăn tỏi có vẻ thành cộng. Gà không chết như các lần trước và cũng khỏe hơn, nhanh lớn hơn. Bên cạnh đó, để nuôi gà có lợi hơn, anh mua cơm khô về ngâm nước, trộn cùng thức ăn sẽ đỡ được chi phí về tiền cám. Vả lại dường như cho gà ăn như thế thịt cũng sẽ chắc hơn, ngon hơn. Theo tính toán, mỗi lần bắt tầm 200 con gà, sau 4 tháng cũng thu về tầm 12 triệu đồng. Mỗi năm chừng 3 lần thành công như vậy cũng có của để dành. Và thử nghiệm thành công về việc cho gà ăn tỏi thì hiệu quả cũng sẽ cao hơn cho những lứa gà tiếp theo.
Còn kinh nghiệm về nuôi cá, anh Mười cũng đã chia sẻ: nuôi cá cũng là một nguồn thu nhập khá tốt cho những ai tâm huyết với nghề. Với cá tai tượng, tầm 2 năm mới thu hoạch một lần. Hiện tại anh cũng có 2 ao, một ao anh thả cá nhỏ, úm trong thời gian 1 năm, sau đó, anh đưa sang ao lớn để nuôi 1 năm và có thể xuất cho thương lái. Ngoài việc vệ sinh ao, thì việc khán bệnh cho cá cũng là một kỹ thuật mà người nông dân cần phải họp tập kinh nghiệm nhiều.
Anh Mười nói, với 2 ao cá, để có lời, ngoài việc cho ăn cám, anh còn ra chợ đầu mối lấy rau thừa về, hàng tháng chỉ mất chừng 200 ngàn đồng. Cứ thế mà 1 năm anh thu hoạch cá tầm 1 tấn, tiền lãi có thể lên đến 30 triệu đồng. Số tiền này cũng là số tiền mà gia đình có thêm một khoản để phòng thân, để lo cho con cái có cuộc sống tốt hơn. Anh Nguyễn Thanh Giàu, chủ tịch hội nông dân phường Vĩnh Phú, nói: “khi người nông dân cần cù, chăm chỉ thì sự hỗ trợ của phường, của TX từ kỹ thuật, vốn sẽ giúp cho họ có được cuộc sống tốt hơn. Và anh Mười tại khu phố Đông là một trong những người nông dân như thế…”
Theo dõi, đồng hành với người nông dân ngay tại địa phương, Chú Trần Quang Thành, chi hội trưởng chi hội nông dân khu phố Đông, phường Vĩnh Phú, nhận xét: “Vợ chồng anh luôn tính toán giữa hoa màu, gà, cá …để xoay vòng một cách tốt nhất, giải quyết bài toán kinh tế cho gia đình ổn định. Không chỉ làm tốt vai trò của mình tại nhà, mà anh Mười tham gia một cách nhiệt tình với địa phương trong công tác an minh trật tự với vai trò tổ trưởng tổ tự quản của tổ 19, bất cứ giờ nào có người báo chỗ nào hư hỏng bờ bao là anh có mặt để kiểm tra, kịp thời báo cáo về khu phố, về phường…”
Luôn nghĩ cách để thay đổi, làm cho chính gia đình của mình được tốt hơn đó là suy nghĩ của người nông dân thời đô thị hóa như anh Huỳnh Văn Mười. Hiện tại, anh cũng đã tham gia học tập kinh nghiệm từ nghề trồng nấm Anh nghĩ thời gian tới sẽ đầu tư để vấn thân vào nghề trồng nấm. Theo anh, nấm bàu ngư vẫn là thị trường tốt để người nông dân như anh mạnh dạn đầu tư. Đây cũng là định hướng chung của hội nông dân phường. Để đảm bảo đầu ra, nhiều hội viên cùng cam kết, đồng lòng thực hiện theo mô hình hợp tác xã. Hy vọng rằng đây sẽ tiếp tục là nguồn thu ổn định cho người nông dân thời đô thị hóa như anh có thể sống và sống tốt trong thời gian tới…
Công Danh
-
Triển khai thực hiện Thông tư số 29/TT-BGDĐT ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm học thêm
11:30 13-03-2025 -
Chào mừng Kỷ niệm 6️⃣6️⃣ năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (3/3/1959 - 3/3/2025) và 36 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3/3/1989 - 3/3/2025)
09:35 03-03-2025 -
Hướng dẫn nộp thuế điện tử online
05:16 27-02-2025 -
Hướng Dẫn Sử Dụng Tài Khoản Dịch Vụ Công
11:12 27-02-2025 -
Chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (03/2/1930-03/02/2025).
09:18 03-02-2025